Hội thảo CÔNG VIỆC PHÙ HỢP VỚI THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ nằm trong khuôn khổ dự án REWORK – dự án do Viện Hàn Lâm Anh Quốc bảo trợ trong đó nhacai 88 là thành viên chính duy nhất của dự án tại miền Trung.
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kết quả của nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm. Được tổ chức trong hai ngày 04-05 tháng 12 năm 2021 (Hình thức Zoom Meeting). Link đăng ký: //rework.eventbrite.co.uk/
About this event
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kết quả của nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm: “NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ NĂNG LỰC CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG LẠI CÔNG VIỆC PHÙ HỢP TRONG TƯƠNG LAI” (DỰ ÁN REWORK)
Những vấn đề nghiên cứu chính trong dự án REWORK:
- Chúng ta hiểu gì về “Công việc phù hợp” đối với thanh niên dân tộc thiểu số tuổi từ 18-25 ở Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới?
- Các yếu tố liên quan tới “Công việc phù hợp”: Kết quả thu được từ hơn 1000 phiếu điều tra
- Quan hệ giữa việc nâng cao vị thế và trao quyền với việc tiếp cận “công việc phù hợp”: Kết quả từ 105 phỏng vấn sâu.
- Sự chuyển đổi và công nhận bản thân ở thanh niên dân tộc thiểu số từ phương pháp đối thoại/ hợp tác.
- Cách thức để áp dụng phương pháp đối thoại/ hợp tác một cách hiệu quả đối với các đối tượng nghiên cứu khác nhau.
- Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển nghề, chính sách, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.
“Công việc phù hợp” không chỉ là mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, mà nó còn có ý nghĩa tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh để mỗi cá nhân và cộng đồng đều có cơ hội để phát triển. Điều này trở nên quan trọng trên phạm vi toàn cầu vì công việc ngày càng bấp bênh cả về thu nhập và sự an toàn để một cá nhân có thể có một cuộc sống ổn định cả về thể chất và tinh thần
“Công việc phù hợp” là mục tiêu hướng tới việc nâng cao vị thế và trao quyền cho nhóm yếu thế. Đây là nhóm trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, sự đói nghèo, và bất bình đẳng.
Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày và BTC trân trọng kính mời tất cả các thầy cô, các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà tuyển dụng, và các bạn sinh viên quan tâm tham gia hội thảo.
Hội thảo sẽ chia sẻ và thảo luận kết quả nghiên cứu với thầy cô, các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà tuyển dụng, và các sinh viên.
Thầy cô, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà tuyển dụng, và sinh viên có thể tìm hiểu thêm về dự án Rework trên các kênh , , . .
Sau khi đăng ký, Ban tổ chức sẽ gửi link Zoom tham gia
Chương trình hội thảo
NGÀY THỨ 1 (NGÔN NGỮ HỘI THẢO: TIẾNG VIỆT)
- 1pm-1.30pm:
- Giáo sư , Đại học Chester, Anh – khai mạc hội thảo.
- Diễn giả chính Giáo sư Trường Đại học Deakin, Úc – Chúng ta biết gì về khả năng tìm kiếm việc làm (employability)?
- 1.30pm-3.00pm:
- Số liệu về mối quan hệ giữa việc nâng cao năng lực và công việc phù hợp đối với thanh niên dân tộc thiểu số nói lên điều gì? – Tiến sỹ Ngô Thị Hằng Nga, Đại học Tây Bắc.
- Nghỉ giải lao
- 3.15pm-4.45pm
- Tiếng nói của thanh niên dân tộc thiểu số và ý kiến của các bên liên quan phản ánh như thế nào về thực trạng việc làm phù hợp đối với thanh niên dân tộc thiểu số hiện nay? – Tiến sỹ Lương Minh Phương, Đại học Hà Nội
- 4.45pm-5pm: Thảo luận- Kiến nghị cho các nghiên cứu khác
NGÀY THỨ 2 (NGÔN NGỮ HỘI THẢO: TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)
- 1pm-1.15pm – Giáo sư Tony Wall, Đại học Chester, Anh – khai mạc hội thảo
- 1.15pm-3.15pm
- Bài học và kiến nghị trong việc sử dụng phương pháp hợp tác và tham gia – Tiến sỹ Hồ Thị Hạnh Tiên, Đại học nhacai 88 .
- Nghỉ giải lao
- 3.30pm-4pm
- Giáo sư Tony Wall khai mạc hội thảo (Ngôn ngữ: Tiếng Anh) – Diễn giả chính Giáo sư Trần Thị Lý, Trường Đại học Deakin, Úc
- Chúng ta biết gì về khả năng tìm kiếm việc làm (employability)? (Ngôn ngữ: Tiếng Anh)
- 4pm-5.30pm
- Chúng ta biết gì về việc thanh niên DTTS tham gia vào công việc phù hợp và cách sử dụng phương pháp hợp tác để tìm hiểu về vấn đề này? (Ngôn ngữ: Tiếng Anh) – Giáo sư Tony Wall, Đại học Chester, Anh
Sau khi đăng ký, Ban tổ chức sẽ gửi link Zoom tham gia.
Về dự án REWORK
Dự án “Empowering Ethnic Minority Youth in Vietnam to Re-Vision the Future of Decent Work (“Re- WORK”) – (Nâng cao vị thế, năng lực cho sinh viên dân tộc thiểu số ở Việt Nam để định hướng lại công việc phù hợp trong tương lai) trong đó trường ĐH nhacai 88 là một trong 4 đối tác chính đã được Viện Hàn Lâm Anh Quốc phê duyệt.
Tiến sĩ Hồ Thị Hạnh Tiên, hiệu trưởng nhà Trường là thành viên chính của dự án, đại diện trường Đại học nhacai 88 tham gia cùng Giáo sư Tony Wall, University of Chester, UK, đơn vị quản lý dự án; Tiến sĩ Ngô Hằng Nga, Trường Đại học Tây Bắc và Tiến sĩ Lương Minh Phương, Đại học Hà Nội. Ngân sách cấp cho dự án này là £266,077 bảng Anh (khoảng 7,5 tỉ đồng). Dự án sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 3 năm 2020 và sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2021.
Mục tiêu dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn nằm trong chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Re-WORK là một dự án nghiên cứu liên ngành và mang tính đột phá trong việc cải thiện sinh kế/việc làm và cuộc sống xã hội cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nghiên cứu hướng tới thúc đẩy sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc tạo cơ hội cho những sinh viên thiệt thòi chia sẻ nguyện vọng của mình với các nhà làm chính sách, các cán bộ nghiên cứu để tư vấn xây dựng và hoàn thiện chính sách việc làm công bằng và hiệu quả.
Xem thêm
> Chuỗi hội thảo Dự án Quốc tế RE-WORK thành công tốt đẹp
> Đại học duy nhất tại miền Trung tham gia dự án quốc tế MOTIVE
> Đại học nhacai 88 vừa được phê duyệt dự án quốc tế do Viện hàn lâm Anh Quốc tài trợ
> Giá trị khác biệt: PXU tổ chức thi và cấp chứng chỉ quốc tế TESOL