Ngành Du lịch đang không ngừng tăng trưởng, hứa hẹn sẽ là vùng đất màu mỡ cho nhiều nhân tài phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, để gặt hái nhiều “trái ngọt” bắt buộc bạn phải trang bị nhiều kỹ năng đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.
Rèn luyện giọng nói chuẩn
Đặc thù của ngành du lịch là gặp đối tác, tiếp xúc với khách hàng nhiều nên việc rèn luyện cách nói là cực kỳ quan trọng. Muốn giao tiếp tiếp tốt thì ai cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng phục vụ cho mục đích giao tiếp. Trước hết hãy đảm bảo rằng giọng nói của bạn dễ nghe, không nói ngọng, không nặng quá giọng địa phương.
Bạn không thể mong rằng khách sẽ hợp tác với bạn trong khi cách nói chuyện không rõ ràng. Bên cạnh đó, khi làm chủ được ngôn ngữ cơ thể sẽ có lợi cho cuộc đối thoại của bạn. Hãy chú ý đến sự kết hợp linh hoạt từ ánh mắt, khuôn miệng; hay gật đầu bày tỏ sự đồng ý với ý kiến của đối tác, khách hàng. Khi đứng, không khoanh tay trước ngực mà đan nhẹ hai tay vào nhau. Tư thế khi ngồi thoải mái, nhưng không ngả người hay buông thõng hai chân.
Khiến khách hàng đã có cái nhìn thiện cảm về mình, những công việc về sau cũng dễ dàng hơn khá nhiều.
Phát huy khả năng thuyết phục khách hàng
Trong quá trình giao tiếp hãy luôn kiên nhẫn giải thích các vấn đề mà khách hàng chưa hài lòng. Việc cố gắng hợp tác giải quyết vấn đề sẽ phần nào xoa dịu được tâm lý bức bối, khó chịu của khách hàng. Lúc đó, nếu vấn đề không được tháo gỡ triệt để thì khách hàng cũng không lạnh lùng “say goodbye” với doanh nghiệp du lịch của bạn.
Tìm hiểu kiến thức về sản phẩm hay dịch vụ mà công ty mình đang kinh doanh.
Chắn chắn không phải riêng du lịch mà ngành nghề nào cũng vậy, bản thân phải có sự hiểu biết và nắm chắc kiến thức về những sản phẩm, dịch vụ để giới thiệu đến khách hàng. Vì chỉ khi bạn chắc chắn về những kiến thức đó mới đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Khi đã có nền tảng kiến thức về sản phẩm, dịch vụ bạn cần xem xét khả năng thuyết phục khách hàng của mình đến đâu? Kiến thức về sản phẩm là nền tảng, điều cần là bạn phải phân tích, tổng hợp, thuyết trình cho khách hàng thấy sản phẩm du lịch công ty bạn đưa ra có những điểm nổi bật gì, còn hạn chế gì?
Tập tính kiên nhẫn, biết cách lắng nghe
Lắng nghe ở đây thể hiện sự tế nhị khi nói đúng lúc, nghỉ đúng chỗ, nói vừa đủ thông tin. Điều này giúp khách hàng kịp nghe hiểu, có sự tương tác qua lại, tránh “cướp lời” của đối phương. Từ đó vừa giúp bạn gửi gắm thông tin về sản phẩm du lịch của mình, vừa khai thác mong muốn của khách hàng.
Một người có kỹ năng lắng nghe tốt trong du lịch sẽ phát huy được rất nhiều khả năng của mình, mở ra con đường thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân và doanh nghiệp.
Rèn luyện khả năng quan sát và điều khiển cảm xúc theo hướng tích cực
Bạn nên kết hợp kỹ năng quan sát với kỹ năng lắng nghe được giới thiệu phía trên. Sau đó, xem xét, đánh giá nhanh thái độ của khách hàng và điều hướng cuộc trò truyện. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra những phương án cụ thể nhằm đi đến hiệu quả tối ưu nhất trong giao tiếp.
Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào khách hàng cũng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ có thể nổi nóng, tức giận hay có những lời nói, cử chỉ không giữ được bình tĩnh. Điều bạn cần làm lúc này là điều khiển cảm xúc theo hướng tích cực. Hãy giữ thái độ hợp tác, sẵn sàng nhận lỗi nếu chưa mang đến cảm xúc thoải mái khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Thực chất, kỹ năng giao tiếp nói chung và kỹ năng giao tiếp trong du lịch nói riêng là trạng thái cho và nhận. Bạn cho đi sự chuyên nghiệp, cầu thị trong giao tiếp, bạn sẽ nhận lại sự tin tưởng, hài lòng từ khách hàng.
Xem thêm
> Vì sao nhiều thí sinh chọn ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành?