Nhacai 88 - Các trang web cá cược thể thao và sòng bạc trực tuyến nổi tiếng

nhacai 88

Không phải chỉ đến kỳ thi quan trọng chuyện chọn ngành nghề tương lai của con mới là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều gia đình. Ở rất nhiều gia đình, cha mẹ đã tìm cách trao đổi, định hướng cho con ngay từ khi mới bước vào bậc học phổ thông. Thật không gì may mắn hơn khi bạn và bố mẹ mình có cùng suy nghĩ về việc định hướng nghề nghiệp. Vậy, nếu 2 quan điểm này mâu thuẫn thì sao? Chúng ta nên chọn ngành học theo đam mê hay theo ý bố mẹ?

1. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

Mong muốn con thành đạt là mong muốn chính đáng của bất cứ ai làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện. Thực tế cho thấy có không ít cha mẹ can thiệp trực tiếp vào cuộc sống của con, đưa ra những chọn lựa thay con và cho rằng đó là cách làm tốt nhất cho con mình. Bởi vì, họ nghĩ mình là người đi trước, từng trải nên sẽ hiểu điều nào tốt hơn và quên một việc quan trọng rằng con mình có thật sự yêu thích điều đó hay không?

Có sự bất đồng quan điểm xảy ra thì do những nguyên nhân như: Trong mắt các bậc phụ huynh, con cái luôn bé nhỏ, khờ dại và nông cạn, vì thế trước những bước ngoặt cuộc đời của con nhiều người đều nghĩ và quyết định thay con; cha mẹ kỳ vọng vào con để viết tiếp ước mơ còn dang dở thời trẻ của mình hoặc nối tiếp kế thừa sự nghiệp của mình; cha mẹ khi chọn ngành học cho tương lai của con thường có xu hướng chọn ngành dễ xin việc, dễ kiếm tiền, đáp ứng xu thế xã hội…

Trên thực tế, có không ít trường hợp, con vì không muốn phụ lòng gia đình, ngoan ngoãn chọn trường theo ý bố mẹ nhưng quá trình học sau đó chẳng có hứng thú, kết quả học tệ hại, không theo kịp bạn bè. Ngoài ra, có nhiều bạn vì chán nản nên bỏ dở ngành học đó, quay trở lại ôn luyện thi vào trường khác. Cha mẹ nào cũng mong điều tốt cho con mình nhưng nếu mong muốn đó khiến con trẻ phải gồng mình làm những điều không thích, vượt quá khả năng bản thân thì hậu quả sẽ thật tai hại.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hoàn toàn quan điểm của bố mẹ. Vì họ là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm, góc nhìn và suy nghĩ sâu sắc hơn chúng ta. Đôi khi lời khuyên của bố mẹ lại rất chính xác nên bạn phải suy xét thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn ngành nghề cho mình.

tu_van_dai_hoc

2. Hãy mạnh dạn chọn ngành học mà bạn đam mê

Trước tiên, bạn hãy nghĩ những ý kiến từ phụ huynh, gia đình, bạn bè chỉ là lời khuyên để mình tham khảo, còn quyết định cuối cùng là ở bản thân. Hãy thật sự nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này và xác định đâu là ngành học yêu thích của bạn, đâu là đam mê mà mình muốn theo đuổi đến cùng.

Với ngành nghề mình yêu thích, bạn sẽ không phải chịu áp lực trong việc học, vì sự đam mê ấy sinh ra nỗ lực để chúng ta có thể vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Vì thế, những ngày trên giảng đường của bạn cũng sẽ trở nên ý nghĩa hơn, có cảm hứng hơn trong học tập và sáng tạo.

Hơn nữa, bạn cũng đừng quá lo lắng hay suy nghĩ nhiều về ngành học của mình không nằm trong số đông mọi người lựa chọn, bởi có thể sau này ngành đó sẽ trở thành xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, hãy cứ lựa chọn ngành mà bạn đam mê, hãy sống một cuộc sống đúng nghĩa là của mình.

3. Hướng giải quyết mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái trong việc chọn ngành nghề

Trường hợp bất đồng quan điểm trong việc chọn ngành nghề xảy ra, nếu bạn quyết tâm chọn nghề theo đam mê của mình thì cũng nên có can đảm đối mặt với sự phản đối từ phía gia đình. Để tránh tình trạng tạo ra mối quan hệ căng thẳng giữa bạn và bố mẹ, chúng ta nên tìm cách thuyết phục bằng lý, bằng tình và cần tìm kiếm đồng minh hỗ trợ. Hãy cùng nhau tìm tiếng nói chung, để cha mẹ không phải người áp đặt mà là người bạn đường đồng hành tiếp sức cùng mình.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết nên chọn ngành gì rồi phải không? Câu hỏi chọn theo đam mê hay ý bố mẹ sẽ không còn là vấn đề nữa. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy, hãy chọn sống đúng với chính mình dù cho có khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách thuyết phục bố mẹ sao cho họ ủng hộ mình. Như vậy thì sự cố gắng và thành công của bạn mới thật sự ý nghĩa.

Xem thêm

Học đại học hay đi xuất khẩu lao động?

Đại học nhacai 88 : điểm đến đáng tin cậy!

Những trường đại học “đáng học” ở Huế

Tuyển sinh đại học năm 2020