Nhacai 88 - Các trang web cá cược thể thao và sòng bạc trực tuyến nổi tiếng

các yếu tố ảnh hưởng đến học tập

Học tập là quá trình rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện kỹ năng bản thân. Việc học luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Bao gồm cả yếu tố bên trong (tâm lý, sức khỏe, sở thích…) và các yếu tố bên ngoài (gia đình, giảng đường, lịch học, tài liệu…). Đặc biệt là đối với một sinh viên học xa nhà, tạm xa sự chăm sóc của bố mẹ và người thân, bắt đầu phải tự lập hơn trong cuộc sống thì những yếu tố đó ngày càng tác động mạnh mẽ đến việc học.

1. Những yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong bắt nguồn từ bản thân người học. Tâm lý, sức khỏe, sở thích, tư duy… ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

Yếu tố sức khỏe

Học tập là hoạt động trí óc, là kết quả của sự quan sát , lắng nghe có chọn lọc. Vì thế, học tập chịu sự tác động của sức khỏe. Sức khoẻ không tốt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu. Nếu đến lớp, sức khoẻ không tốt làm giảm khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng lớn đến việc học. Khi đối mặt với một môn học mà mình thích thú, trước sẽ có tâm lý hưng phấn. Còn đối với những môn khó so với khả năng của bản thân , con người sẽ có tâm lý lo sợ , né tránh.

Giải thích theo khoa học, khi có tâm lý vui vẻ, hưng phấn, lượng máu được đưa lên não nhiều hơn, bộ não người xử lý thông tin nhanh chóng, khả năng tiếp thu cao. Yếu tố tâm lý còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận vấn đề. Tâm lý tốt khiến ta nhìn nhận việc học như là một thú vui, học tập hăng say hơn. Ngược lại, khi tâm lý buồn chán, con người có nhiều suy nghĩ tiêu cực, tinh thần chịu stress , khả năng tập trung giảm, nhìn nhận việc học như một gánh nặng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất học tập.

Sở thích

Sở thích quyết định sự hứng thú trong học tập của mỗi cá nhân.Thực tế đã chứng minh, bất cứ ai cũng sẽ học tốt hơn ở những môn học mà mình thích. Trong khi đó  việc học lại không đạt được hiệu quả  khi học những môn mình không yêu thích. Không đạt được kết quả như ý muốn càng khiến cho người học có cảm giác chán nản đối với những môn học vốn dĩ đã không có nhiều cảm tình. Hứng thú học tập được sinh ra đối với một môn học làm tăng khả năng tiếp thu cũng như tính nhẫn nại của học sinh đối với môn học đó, khiến cho chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn ở môn mình yêu thích để đạt được kết quả  tốt. Việc khiến cho bản thân có thể ưa thích nhiều môn học cũng như làm cho những môn học mình không yêu thích trở nên bớt nhàm chán là một việc làm quan trọng để tăng hiệu quả học tập.

2. Các yếu tố bên ngoài

Bên cạnh những yếu tố bên trong, những yếu tố bên ngoài cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc học tập.

Gia đình

Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân. Có thể nói, gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc học tập của con người.

  • Thứ  nhất, truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng trong sự nghiệp học tập của mỗi cá nhân.
  • Thứ hai, không khí gia đình cũng ảnh hưởng tới học tập.Một gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc là động lực tinh thần giúp người học sinh tập trung vào việc học để đạt hiệu quả cao.
  • Thứ  ba, không thể không nói đến ảnh hưởng từ kinh tế gia đình. Rõ ràng một gia đình có kinh tế sẽ tạo cho con những cơ sở vật chất đầy đủ, thuận lợi cho việc học.

Các mối quan hệ thầy cô, bạn bè…

Một học sinh sẽ học tập tốt hơn khi có mối quan hệ tốt với bạn bè. Trước hết, nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân. Đồng thời cũng tạo môi trường học tập tốt cho bản thân. Chúng ta cũng học được rất nhiều điều tốt từ bạn bè.

Giáo viên là người chỉ đường dẫn lối giúp ta hiểu rõ nội dung bài học. Có mối quan hệ tốt với giáo viên giúp chúng ta có hứng thú với việc học, không còn cảm giác chán ghét. Đồng thời, khi có quan hệ tốt với giáo viên, học sinh sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên trong học tập. Nhờ đó mà hiệu quả học tập tăng lên rất nhiều.

Lịch học, tài liệu….

Lịch học tại Đại học đề cao tính tự giác, chăm chỉ của sinh viên. Đối với khi học Phổ thông, lịch học giống nhau trong cả tuần, chỉ khác ở môn học. Lên đại học, việc học theo ca, theo tiết khiến sinh viên đỡ mệt mỏi và nhàm chán nhưng lại khó có khả năng cho những công việc riêng tư cần nhiều thời gian. Thêm nữa lịch học này cũng tốn khá nhiều thời gian đi lại của sinh viên.

Học Đại học, sinh viên phải tự mình chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung bài học, tìm tòi tài liệu.Việc tìm tài liệu cũng gây không ít khó khăn cho sinh viên.Bởi có quá nhiều nguồn tài liệu khác nhau, mỗi tài liệu lại nêu những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề khiến sinh viên nhầm lẫn và sai sót. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với việc học.

3. Cách thức khắc phục yếu tố bất lợi

Để khắc phục những vấn đề trên, tạo môi trường học tập thuận lợi cho bản thân, chúng ta nên áp dụng những cách thức sau:

  • Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tới kết quả học tập, không nên học tập quá nhiều trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Đồng thời không tự tạo cho mình những áp lực thi cử. Tự tin vào bản thân, không sợ sai, giấu dốt.
  • Có kế hoạch học tập cụ thể. Chú ý nghe giảng trên lớp, không để xảy ra tình trạng dồn ứ bài tập.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.Không nên thức quá khuya. Cần ngủ 7 đến 8 tiếng/ngày.Trong những ngày ôn thi gấp rút có thể giảm xuống 6 tiếng.Nhưng phải đảm bảo giấc ngủ từ 0h đến 3h sang để cơ thể tạo chất tái sinh, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh, giải tỏa căng thẳng sau khi học tập vất vả.
  • Áp dụng các biện pháp học tập thú vị, phù hợp như học ngoại ngữ qua phim ảnh, sách báo….Kết hợp việc học với chơi để có trạng thái tinh thần tốt.
  • Khi sưu tầm tài liệu cần có sự chọn lọc.
  • Giữ cho bản thân nếp sống nề nếp. Tạo dựng hứng thú đối với việc học, có ý thức, trách nhiệm với việc học tập.
  • Về phía gia đình, cần phải thẳng thắn trao đổi để tìm ra hướng đi phù hợp. Cân bằng thời gian dành cho việc học và thời gian dành cho gia đình.

Như vậy, có thể thấy, các yếu tố bên trong và bên ngoài cùng nhau tác động làm nên hiệu quả của quá trình học tập. Việc vận dụng cũng như điều tiết các yếu tố này một cách đúng đắn và khắc phục được những yếu tố bất lợi sẽ làm cho học tập trở thành một quá trình hứng thú, hiệu quả và thành công.

Xem thêm

Sinh viên nên học Tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả?

Sinh viên có thể khởi nghiệp khi đang ngồi ở ghế nhà trường?

Những trải nghiệm thú vị của thời sinh viên

10 trải nghiệm thời sinh viên không nên bỏ lỡ!

Thông báo Quy chế tuyển sinh Đại học chính quy 2020

Thông báo tuyển sinh Đại học 2020 đợt 1 – Dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT