Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, thị trường khách sạn tại Việt Nam đang là một trong những tâm điểm lớn thu hút nhiều nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới như Accor, IHG, Hilton, Marriot… Với sự bùng nổ này, ước tính ngành Quản trị Khách sạn sẽ tạo ra ít nhất 3 triệu cơ hội việc làm và tiếp tục phát triển mạnh trong 5-10 năm tới. Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, hãy cùng PXU khám phá trong bài viết này nhé!
Thời gian làm việc
Công việc ngành Quản trị Khách sạn không cố định theo giờ hành chính từ 9h sáng – 5h chiều, thay vào đó là làm việc theo ca: sáng, chiều, tối… Mặc dù sự linh hoạt này có thể giúp bạn dễ dàng bố trí được thời gian làm việc sao cho phù hợp với cuộc sống, nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Chẳng hạn bạn phải làm việc liên tục trong một ca, không có nhiều thời gian nghỉ giải lao; làm ca đêm sẽ trái với “đồng hồ sinh học” của cơ thể mà nếu là nữ giới sẽ khó có thể thích ứng được nhiều… Hơn nữa, để làm hài lòng khách hàng, đôi khi nhân viên Quản trị Khách sạn còn phải tăng ca bất cứ lúc nào cần.
Cảm xúc trong công việc
Là ngành dịch vụ luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, thái độ phụ vụ của người làm ngành Quản trị Khách sạn rất quan trọng. Bên cạnh đó, công việc ngành NHKS có tốc độ nhanh và phải phục vụ, giao tiếp với các nhân viên, quản lí và khách hàng rất thường xuyên.
Do đó, bạn luôn cần phải giữ được cảm xúc cân bằng để khiến khách hàng hài lòng với dịch vụ cung cấp và sẵn sàng quay lại nhà hàng, khách sạn. Điều này sẽ rất khó nếu như bạn là người không kiềm chế được cảm xúc tốt hoặc thiếu bình tĩnh…
Lộ trình nghề nghiệp
Không phải cứ học xong đi làm là bạn sẽ trở thành những quản lý, giám đốc điều hành Quản trị Khách sạn. Những người thành công và bước được đến đỉnh cao sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý Quản trị Khách sạn đều phải trải qua thời gian dài tôi luyện và bắt đầu từ những vị trí thấp nhất trong nhà hàng như: bồi bàn, phụ bếp, tiếp tân, phụ bar, hỗ trợ vệ sinh phòng…
Thực tế cho thấy, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn và thâm niên trong nghề mới giúp bạn tích lũy đủ kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý để thăng tiến và thành công.
Quản lý và những áp lực công việc
Đừng nghĩ làm quản lý Quản trị Khách sạn sẽ nhàn hạ và không phải vất vả nhiều, không cần phải giỏi về các chuyên môn liên quan, chỉ cần biết là đủ… Thực tế không phải vậy. Càng là vị trí quản lý, áp lực công việc sẽ càng tăng cao. Quản trị Khách sạn phải làm nhiều công việc quan trọng như: lên kế hoạch, lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi; quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm; lập các quy tắc trong việc quản lý nhân sự; tham mưu cho cấp trên để các công tác chuẩn bị và phục vụ đảm bảo đúng tiến độ…
. Với khối lượng công việc khổng lồ và thời gian làm việc gấp đôi người bình thường, họ phải thường xuyên đối mặt với áp lực về tâm lý. Khi các doanh nghiệp nghỉ trưa hoặc tan ca về ăn tối thì cũng là lúc các nhà hàng phải hoạt động với công suất tối đa.
Yêu cầu khắt khe về kỹ năng ngoại ngữ
Môi trường làm việc ngành Quản trị Khách sạn là môi trường quốc tế nên bạn phải tiếp xúc thường xuyên với khách hàng nước ngoài. Do đó các Quản trị Khách sạn luôn có tiêu chí tuyển dụng ứng viên có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Khách sạn tốt để có thể giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Nếu kỹ năng tiếng Anh không tốt, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc lẫn con đường thăng tiến ủa mình.
Những thách thức này với những người không còn là khó khăn, mà là đặc thù khiến cho nghề Quản trị Khách sạn trở nên thú vị hơn những ngành nghề khác. Việc chuẩn bị thật tốt kĩ năng, kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà Trường sẽ giúp sinh viên sẵn sàng vượt qua những thử thách và gặt hái thành công.
Xem thêm
> HOT NEWS: ĐH nhacai 88 chính thức mở ngành Quản trị Khách sạn
> Chương trình 03 năm thực chiến ngành Quản trị Khách sạn PXU
> 09 ngành tuyển sinh chào sân năm 2021 của nhacai 88
> Chính sách học bổng không giới hạn số lượng