1. Tầm nhìn
Trở thành một trong những trường đại học định hướng ứng dụng tốt nhất trong hệ thống giáo dục tư nhân của Việt Nam.
2. Sứ mạng
Cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng chuyên môn cần thiết giúp sinh viên phát triển toàn diện về tư duy, nhân cách và năng lực nghề nghiệp, tạo ra những công dân có trách nhiệm, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vấn đề của xã hội, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học của đất nước.
3. Văn hóa ứng xử
– Trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
– Luôn học hỏi, cầu thị, cống hiến hết mình vì sự phát triển chung.
– Tôn trọng và thúc đẩy sự đổi mới.
– Bình đẳng, dân chủ và tôn trọng mọi sự khác biệt.
– Chia sẻ, hợp tác, hành động chuyên nghiệp và cùng nhau phát triển.
4. Chính sách chất lượng
– Đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động với sự tham gia của các bên liên quan.
– Liên tục cải tiến chương trình, phương pháp và điều kiện giảng dạy – học tập, cải tiến hệ thống quản lý nhằm cung cấp các dịch vụ giáo dục ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu của người học và các bên liên quan.
– Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức quản lý, giảng dạy và học tập, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
– Duy trì và phát triển môi trường làm việc công khai, minh bạch, đảm bảo mọi cán bộ giảng viên trong trường được phát huy tối đa năng lực của mình.
5. Mục tiêu 2025
Trở thành mô hình trường đại học mới gắn kết doanh nghiệp – nhacai 88 Technopolis
Đồng hành với doanh nghiệp, địa phương trong việc phát triển ngành nghề phù hợp với phát triển Kinh tế – Xã hội
Đảm bảo chất lượng đào tạo bằng tỷ lệ sinh viên có việc làm cao
Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, từ đó linh hoạt trong mô hình đào tạo.
1 Mô hình và mục tiêu tổng quát
Phát triển Trường theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô hợp lý để chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu; phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất tại doanh nghiệp; nghiên cứu khoa học và công nghệ, tập trung theo hướng triển khai kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có thái độ trung thực, năng động với kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu của địa phương, của ngành và nền kinh tế nói chung; Tích cực cống hiến, phục vụ cộng đồng xã hội.
2.Định hướng, mục tiêu của từng lĩnh vực chủ yếu
2.1. Chiến lược phát triển các hoạt động đào tạo
2.1.1. Giai đoạn 2020 – 2025
– Quá độ từ giai đoạn chuyển đổi (đa ngành, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu) sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu; tăng tính thực hành trong quá trình đào tạo.
– Quy mô đào tạo: Duy trì và ổn định ở mức từ 1.500 đến 2.000 sinh viên. Trong đó: đại học chính quy tập trung đạt khoảng 85%; Đại học liên thông khoảng 15%.
– Chương trình đào tạo được điều chỉnh sát chương trình khung với thời lượng tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Năm 2021, đạt chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2015.
– Năm 2022, đạt chuẩn kiểm định chất lượng Cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư 12/2017 của Bộ GDĐT.
– Năm 2025, có ít nhất 02 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng.
– Mở 2 ngành đào tạo sau đại học (ThS) thuộc các ngành thế mạnh của Trường như: Kinh tế, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Du lịch.
– Lựa chọn để mở thêm một số ngành đào tạo mới trong 5 năm tới. Định hướng phát triển những ngành thuộc thế mạnh của trường và nhu cầu của thị trường lao động.
2.1.2. Giai đoạn 2025 – 2035
– Hằng năm có ít nhất 30% giảng viên tham gia các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với thực tế sản xuất.
– Nhiều chương trình đào tạo của Trường có sự tham gia của các chuyên gia, doanh nhân, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
– Sau năm 2025 có thêm 02 chương trình đào tạo đại học được kiểm định.
– Triển khai 01 chương trình liên kết quốc tế.
– Mở thêm 02 ngành đào tạo sau đại học (ThS) thuộc các ngành thế mạnh của Trường như: Kinh tế, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Du lịch.
2.2. Chiến lược phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học
– Kiện toàn Hội đồng khoa học cấp Trường; ban hành Quy chế nghiên cứu khoa học; Quy chế hoạt động phục vụ cộng đồng và một số lĩnh vực hoạt động khác của Nhà trường.
– Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và cộng đồng; tham gia các hội thảo khoa hoạc trong nước và quốc tế; tham gia các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia và Quốc tế.
– Xuất bản ấn phẩm khoa học – công nghệ hàng năm của Trường, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên và học viên.
– Xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Trường.
2.3. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo
– Tăng cường mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới. Thiết lập chương trình liên kết đào tạo thiết thực, có hiệu quả.
– Xây dựng kế hoạch mời một số nhà khoa học nước ngoài, nhất là các nhà khoa học gốc Việt thường xuyên giảng dạy, nghiên cứu tại Trường. Tạo điều kiện cho các giảng viên của Trường tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại nước ngoài.
– Hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài, kêu gọi sự tham gia của các học giả, các nhà nghiên cứu, các Viện, Trường đối tác quốc tế trong việc phối hợp, xây dựng các đề tài khoa học mang tính khu vực và quốc tế.
– Kết nối, hỗ trợ và tổ chức các chương trình hội thảo khoa học quốc tế.
– Mở rộng hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường nước ngoài.
1.Về công tác tổ chức, cán bộ
1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục.
– Xác định đúng vị trí, thẩm quyền của các cơ quan chỉ đạo, điều hành Nhà trường theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động, gồm: Nhà đầu tư, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các đơn vị trực thuộc…
– Kiện toàn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc theo hướng từng bước trẻ hóa.
– Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, có hiệu quả, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
– Phát triển, tăng cường đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy mô đào tạo, phấn đấu tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cho tất cả giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ. Giảng viên cơ hữu phải đạt chuẩn theo quy định.
1.2. Nâng cao chất lượng đời sống của đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua việc tạo công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc. Định kỳ khoảng 01 đến 03 năm, nhà trường sẽ xem xét điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, giảng viên và nhân viên; điều chỉnh mức thù lao đối với giảng viên để tăng thu nhập cho người lao động (tùy vào tình hình thực tế).
1.3. Xây dựng các chuẩn mực về văn hóa ứng xử nhằm thúc đẩy sự đồng thuận và phát triển bền vững của nhà Trường
– Trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
– Luôn học hỏi, cầu thị, cống hiến hết mình vì sự phát triển chung.
– Tôn trọng và thúc đẩy sự đổi mới.
– Bình đẳng, dân chủ và tôn trọng mọi sự khác biệt.
– Chia sẻ, hợp tác, hành động chuyên nghiệp và cùng nhau phát triển.
2.Về nâng cao chất lượng đào tạo
– Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo ở tất cả các ngành học phù hợp với người học và nhu cầu xã hội. Mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học có điều kiện thực tế, thực hành và thực tập.
– Nâng cao chất lượng giáo trình và tài liệu học tập, để giảng dạy theo tài liệu chính thống và tăng cường tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, học viên.
– Nâng cao chất lượng ngân hàng đề thi. Tổ chức chặt chẽ các kỳ thi để đánh giá đúng trình độ học lực của sinh viên. Tổ chức quản lý có hiệu quả kết quả thi và kết quả học tập của sinh viên.
– Bảo đảm chất lượng giáo dục theo Thông tư 12/2017 của Bộ GDĐT.
3.Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
– Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo.
– Tranh thủ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
– Giao đề tài và xác định số giờ nghiên cứu khoa học hàng năm cho giảng viên.
– Dành một khoản kinh phí thích đáng cho nghiên cứu khoa học để khuyến khích cán bộ, giảng viên đăng ký các đề tài theo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
– Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học; hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
4.Về tài chính và cơ sở vật chất
4.1. Về tài chính
– Đề ra các giải pháp để tăng thêm nguồn thu cho Trường. Rà soát lại các khoản thu chi đúng với Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.
– Xây dựng cơ chế để các Trung tâm dịch vụ có thu của Trường hoạt động có hiệu quả, tăng thêm nguồn thu, tự trang trải mọi chi phí và có đóng góp cho Trường.
– Rà soát lại các định mức chi theo tinh thần hợp lý và tiết kiệm; những khoản chi nào có thể khoán chi thì giao cho đơn vị thực hiện.
4.2. Về cơ sở vật chất
– Đối với 3 cơ sở của Trường sử dụng theo hướng: ổn định, có đầu tư nâng cấp và sử dụng hiệu quả.
– Đầu tư các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo – nghiên cứu khoa học, nhất là nhu cầu thực hành của khối công nghệ và du lịch.
– Triển khai xây dựng ký túc xá sinh viên, các khu thực hành, thực tập và các khu chức năng của Trường với quy mô phù hợp phục vụ cho công tác đào tạo, thực hành của sinh viên, giảng viên…
– Xây dựng thư viện điện tử kết hợp với thư viện truyền thống đạt tiêu chuẩn, hiện đại.
– Xây dựng các mô hình thực hành, doanh nghiệp thực hành, thị trường ảo để giáo viên và sinh viên thực tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn…, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.