Các ngành nghề liên quan đến nhóm ngành Quản trị kinh doanh hiện nay đang rất “hot” và trở thành niềm đam mê của nhiều bạn trẻ
Tuy nhiên, không phải ai cũng có tố chất để học tập và theo đuổi ngành này. Một khi đã quyết định đi theo nghề Quản trị kinh doanh, cá nhân cần chuẩn bị khá nhiều về cả tâm lý và những tố chất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểun hững tố chất cần có để trở thành doanh nhân thật sự nhé!
1. Là người có khả năng định hướng chính xác những chiến lược bền vững cho sự phát triển kinh doanh, đặc biệt là khi xảy ra cạnh tranh thị trường gay gắt.
2. Có tầm nhìn, khả năng đoán biết trước hướng được xu phát triển của lĩnh vực kinh doanh và môi trường thương mại, những thử thách chuẩn bị xuất hiện.
3. Nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế và xã hội liên quan và xử lý tin tức nhanh gọn.
4. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức công việc một cách hệ thống và khoa học.
5. Giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong mọi mối quan hệ, nhất là về phía đối tác, thậm chí là cả đối thủ, biết tôn trọng nhau và có hướng phát triển bền vững song song.
6. Biết cách khích lệ những người xung quanh có tinh thần làm việc tích cực.
7. Biết lắng nghe và chia sẻ, biết thấu hiểu nhưng cũng biết quyết đoán, cứng rắn đúng lúc đúng chỗ.
8. Có thể tư vấn và truyền đạt thông tin về chuyên ngành và các kiến thức công việc liên quan cho những cộng sự của mình khi cần.
9. Đôi khi là phải biết cách im lặng.
10. Luôn tôn trọng suy nghĩ của người khác, lựa chọn được những ý tích cực trong ý kiến của những người xung quanh và tập hợp thành một tổng thể các ý tưởng tốt nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.
11. Có thể thích nghi nhanh với những biến chuyển phức tạp của một trường và thị trường.
12. Linh hoạt trong nhiều tình huống giải quyết, miễn là đảm bảo lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
13. Có khả năng kiềm chế và giải quyết những căng thẳng, stress, trung hòa được những khủng hoảng bản thân khi phải đương đầu với những thử thách.
14. Phải nhạy bén với những tin tức nóng cập nhật liên quan đến kinh tế và luật pháp nói chung.
15. Có tinh thần thép, dám làm dám chịu, biết sai biết sửa, không đổ thừa.
Nhìn chung, một nhà quản trị, một người kinh doanh giỏi sẽ vừa hiểu rõ về bản thân, về doanh nghiệp, thị trường, xu hướng, đối thủ, vốn và tiếp thị, nhân lực, đầu tư, hoạch toán và điều hành… Người quản trị doanh nghiệp luôn phải mang đầu óc của một doanh nhân, khi ấy mới có khả năng để thành công bền vững.