Nhacai 88 - Các trang web cá cược thể thao và sòng bạc trực tuyến nổi tiếng

hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Nghề hướng dẫn du lịch ngày nay đang trở thành nghề “Hot” thu hút đông đảo nguồn lao động đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên để trở thành một người hướng dẫn du lịch tài ba và thành công, ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, bạn cần phải bồi dưỡng và trao dồi thêm nhiều kĩ năng khác.

1. Kỹ năng thuyết minh trong du lịch

Kỹ năng thuyết minh trong du lịch là một trong những yếu tố sống còn tạo nên bản sắc, thương hiệu cho một người hướng dẫn viên. Thuyết minh không chỉ là truyền đạt thông tin đến với du khách, mà chứa trong đó là cả một tâm hồn nghệ sỹ. Điều đó nghĩa là bạn phải thổi hồn vào mỗi câu từ trong thuyết minh để thêm sinh động và hấp dẫn, không khiến du khách buồn ngủ.

Đối với nghề hướng dẫn viên du lịch, ai nắm bắt được tâm lý du khách và biết thổi hồn vào những kiến thức lịch sử – những con số khô khan, thì sẽ gây dựng được sự hứng thú, tò mò trong du khách…và bài thuyết minh sẽ thành công.

2. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là quá trình tương tác hai chiều qua lại giữa hướng dẫn viên và du khách, đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với bất kỳ ngành nghề nào. Đối với nghề hướng dẫn du lịch lại cực kỳ quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi, công việc này có tính đặc thù là giao tiếp và giao tiếp, nghĩa là giao tiếp liên tục trong mọi tình huống.

Người hướng dẫn viên giỏi cần phải giao tiếp tốt – giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ… Nghĩa là bạn phải nói rất nhiều, nói bằng nhiều ngôn ngữ và nhiều hình thức khách nhau, và trên mặt bao giờ cũng nở những nụ cười rạng ngời – những nụ cười này sẽ làm tiêu tan mọi khoảng cách giữa hướng dẫn viên và khách du lịch.

Có 3 yếu tố cơ bản tạo nên quá trình giao tiếp: Thái độ, kỹ năng và kiến thức. Do vậy bạn luôn luôn phải hoàn thiện bản thân để có phong cách giao tiếp hấp dẫn du khách.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và khách du lịch
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và khách du lịch

3. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự tác động qua lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…đôi khi nó còn có tác dụng to lớn, quyết định đến sự thành công trong giao tiếp. Chỉ những cái bắt tay, ôm hôn, vỗ vai…cũng đủ để khích lệ, động viên cực kỳ to lớn. Trong du lịch sự vui vẻ, hòa đồng, cảm thông lẫn nhau giữa người hướng dẫn viên và khách du lịch có vai trò quyết định đến sự thành công của chuyến đi.

Theo nghiên cứu, ngôn ngữ không lời chiếm tới 70% sự thành công của cuộc giao tiếp. Tuy vậy, để thực sự thành công bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết để kết hợp và sử dụng hài hòa giữa ngôn ngữ có lời – ngôn ngữ không lời để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, ngôn ngữ không lời rất dễ gây hiểu nhầm – nó như là “con dao hai lưỡi”. Cho nên các Hướng dẫn viên cần hết sức chú ý tới việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

4. Kỹ năng xử lý tình huống

Để trở thành người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và thành công – Yêu cầu không chỉ dừng lại ở khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt, mà còn cần phải rất tinh tế, nhảy bén trong việc xử lý các tình huống phát sinh.

Trong khi đi Tour có rất nhiều tình huống mà bản thân không thể lường trước được, đòi hỏi người hướng dẫn viên phải luôn luôn tự tin làm chủ mọi vấn đề. Như một luật sư lão luyện hàng đầu thế giới đã từng chia sẻ, nếu bạn muốn thắng trong mộ vụ kiện tụng nào, thì trong túi bạn không chỉ có 1 giải pháp – một vấn đề, mà bạn phải lường trước và tìm ra giải pháp trước khi nó có cơ hội xảy ra.

Theo chia sẻ của nhiều hướng dẫn viên, có những tình huống dở khóc dở cười tưởng chừng như bó tay, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia khóa học nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch thì bạn hoàn toàn yên tâm và chủ động trong mọi tình huống.

5. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

Đối với một người hướng dẫn viên du lịch quốc tế, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ vô cùng quan trọng, và nó đã trở thành một trong những điều kiện cần và đủ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở mức độ nghe – nói – đọc – viết mà là sự am hiểu những nét văn hóa độc đáo của từng quốc gia – dân tộc. Bạn phải đi sâu vào nội tâm, khám phá tính cách của du khách để có thể chia sẻ và hiểu nhau hơn, và lựa chọn cho mình phong cách hướng dẫn du lịch phù hợp đối với mỗi du khách.

Hiện nay, ở Việt Nam đang thịnh hành một số ngôn ngữ sau: Anh, Trung, Nga, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Bạn cần lựa chọn cho mình một hoặc nhiều ngôn ngữ để bắt kịp cùng xu thế hội nhập và phát triển.

6. Kỹ năng sử dụng các phương tiện Internet – truyền thông

Ngày nay, việc sử dụng marketing, quảng cáo và truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau trong mọi ngành nghề đang trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển bản thân và doanh nghiệp.

Đối với ngành Du lịch, việc sử dụng truyền thông, quảng cáo không chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm lợi nhuận, mà nó là sự giao thoa, nâng cao hiểu biết những nét văn hóa của mọi vùng miền, khu vực và quốc tế.

Có thể sử dụng các công cụ truyền bá thương hiệu, hình ảnh của thiên nhiên và những nét văn hóa độc đáo của đất nước và con người thông qua mạng xã hội, truyền thanh – truyền hình, quảng cáo đa phương tiện…Là một hướng dẫn viên tài ba, bạn cần nắm vững những hình thức PR trên đến với khách hàng, và làm thay đổi hành vi tâm lý du khách.

7. Kỹ năng làm việc nhóm & làm việc độc lập

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong ngành du lịch, để thành công là sự hợp tác của nhiều người. Hướng dẫn viên là một bộ phận trong chuỗi hoạt động du lịch – dịch vụ, Cũng có thể trong một đoàn lớn, phải có hai hoặc nhiều hướng dẫn viên đảm nhiệm. Vậy nên phải thường xuyên tương tác – hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận để có kết quả cao nhất.

Và trong quá trình đi tour… thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn, do vậy bạn phải tiên liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra. Có một câu nói rất nổi tiếng “để đối phó với một bầy sâu trong nón bạn luôn phải thủ ít nhất 10 con thỏ”. Bên cạnh đó – yếu tố cá nhân vẫn được đề cao, nó là chất xúc tác tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của mỗi một hướng dẫn viên tài ba.

8. Kỹ năng tổ chức & Quản lý

Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khu khách.

Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.

Tin tức liên quan

Nghề Hướng dẫn viên Du lịch có gì thú vị?

Hướng dẫn viên Du lịch cần làm những gì ?

Để trở thành hướng dẫn viên khó hay dễ?

Không sợ nghèo với nghề hướng dẫn viên Du lịch

Hướng dẫn viên – Sự lựa chon của bạn trẻ năng động

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành là gì ?